. Gia thế của dòng họ Phan Huy, nơi ông Ban Ki Moon ghé thăm
. GS.NGND Phan Huy Lê, một chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam
Tướng Quân Nguyễn Phúc Giáp đã phụng mệnh nhà vua, trực tiếp chỉ đạo việc thu nạp và vận động Nhân dân từ Thanh Hóa trở vào tổ chức khai hoang, ngăn mặn, mở mang đồng ruộng và đào tuyến kênh nhà Lê từ Ninh Bình vào đến Hà Tĩnh.
Sáng ngày 26/3, dòng họ Nguyễn Phúc ở thôn Đức Châu, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Nguyễn Phúc Giáp.
Theo “Sử ký toàn thư”, dòng họ Nguyễn Phúc tại Thạch Châu nói riêng và ở Hà Tĩnh nói chung được hình thành trong quá trình chỉ đạo khơi mương, đắp đập phục vụ sản xuất của tướng quân Nguyễn Phúc Giáp.
Ông sinh vào năm 960 – 981 làm quan trong triều đình nhà Đinh, sau đó là nhà Tiền Lê. Ông từng được vua Lê Đại Hành trọng dụng và phong chức Kiệt trung tướng quân, là người có nhiều công lao với dân, với nước.
Lễ rước bằng di tích được thực hiện trong không khí trang nghiêm, thành kính và đầy phấn khởi.
Sinh thời, Nguyễn Phúc Giáp đã phụng mệnh nhà vua, trực tiếp chỉ đạo việc thu nạp và vận động Nhân dân từ Thanh Hóa trở vào tổ chức khai hoang, ngăn mặn, mở mang đồng ruộng và đào tuyến kênh nhà Lê từ tỉnh Ninh Bình vào đến Hà Tĩnh.
Đi đến đâu, ông đều được Nhân dân quanh vùng tin tưởng, ủng hộ, trong đó có con em dòng họ Nguyễn Phúc từ Thanh Hóa vào Hà Tĩnh rồi lập ấp sinh sống, phát triển đến ngày nay.
Đại diện Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, huyện Lộc Hà trao bằng di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh cho dòng họ Nguyễn Phúc.
Ngoài có công khai hoang, làm các công trình thủy lợi, phát triển sản xuất, Nguyễn Phúc Giáp còn là một vị tướng tài ba, dũng cảm, có nhiều chiến công hiển hách.
Đặc biệt, đầu năm 981, ông là một trong những vị tướng cùng vua Lê Đại Hành thân chinh, dẫn quân Đại Cồ Việt theo đường thủy đi từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra quyết chiến với quân Tống trên sông Bạch Đằng (trên địa phận tỉnh Hải Dương hiện nay).
Sau khi lập được nhiều chiến công, tướng quân Nguyễn Phúc Giáp đã bị tử trận ngày 28/4/981, sau một trận thắng lớn của quân ta.
Sau khi ông mất, dân làng và con cháu đã lập nhà thờ phụng thường xuyên hương khói để tưởng nhớ công đức. Ngày nay, trong thượng điện của nhà thờ Nguyễn Phúc vẫn còn lưu giữ được một số đạo sắc phong các triều đại phong kiến ban tặng.
Đại diện chính quyền các cấp và con cháu thành kính dâng hương tưởng nhớ công lao của bậc tiền nhân.
Nguồn Báo hà Tĩnh